TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: 03/2004/NQ-HĐTP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2004
NGHỊ QUYẾT
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Hướng dẫn thi hành một số quy định
trong Phần thứ nhất “Những quy định chung”
của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
__________
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ vào Luật tổ chức Toà án nhân dân;
Để thi hành đúng và thống nhất Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (sau đây viết tắt là BLTTHS);
Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
QUYẾT NGHỊ:
I. Về người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người tiến hành tố tụng
1. Về quy định tại khoản 3 Điều 38 của BLTTHS
a. Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 của BLTTHS thì khi được Chánh án Toà án phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự, Phó Chánh án Toà án có những nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều này; do đó, Phó Chánh án Toà án có những nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 38 của BLTTHS trong các trường hợp sau đây:
a.1. Được Chánh án Toà án phân công phụ trách thường xuyên công tác giải quyết các vụ án hình sự;
a.2. Được Chánh án Toà án phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự cụ thể;
a.3. Được Chánh án Toà án phân công tạm thời phụ trách công tác giải quyết các vụ án hình sự thay thế cho Phó Chánh án được phân công phụ trách thường xuyên công tác giải quyết các vụ án hình sự vắng mặt.
b. Khi Phó Chánh án Toà án được Chánh án Toà án phân công giải quyết, xét xử các vụ án hình sự thuộc các trường hợp được hướng dẫn tại điểm a mục 1 này, thì Phó Chánh án Toà án có những nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 38 của BLTTHS mà không phải thực hiện việc uỷ nhiệm của Chánh án Toà án, cho nên không phải là ký thay Chánh án; cụ thể như sau:
Phó Chánh án
Toà án........................
Chữ ký
(Họ, tên)
c. Chỉ có Chánh án Toà án mới có những nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 38 của BLTTHS; do đó, trong trường hợp Phó Chánh án Toà án được Chánh án Toà án uỷ nhiệm thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án quy định tại khoản 1 Điều 38 của BLTTHS thì trước khi ký cần phải ghi ký thay Chánh án; cụ thể như sau:
KT. Chánh án
Toà án........................
Phó Chánh án
Chữ ký
(Họ, tên)
2. Về quy định tại điểm a khoản 2 Điều 39 của BLTTHS
Điểm a khoản 2 Điều 39 của BLTTHS quy định Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có nhiệm vụ, quyền hạn: “quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này”. Theo quy định tại các điều 79, 80, 88, 91, 92 và 93 của BLTTHS về các biện pháp ngăn chặn và việc quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, nếu Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà không phải là Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Chánh toà, Phó Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao thì không được quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp bắt, tạm giam mà chỉ được quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn sau đây:
a. Cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 91 của BLTTHS);
b. Bản lĩnh (Điều 92 của BLTTHS);
c. Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bản đảm (Điều 93 của BLTTHS).
Khi quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn cần bản đảm đúng các quy định về điều kiện, đối tượng và các quy định khác tại các điều luật tưng ứng của Bộ luật tố tụng hình sự.
3. Về quy định tại Điều 41 của BLTTHS
“Thư ký Toà án” quy định tại Điều 41 của BLTTHS là người tiến hành tố tụng hình sự bao gồm những người được xếp ngạch công chức “Thư ký Toà án” và những người được xếp ngạch công chức “Chuyên viên pháp lý”, “Thẩm tra viên” được Chánh án Toà án phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 41 của BLTTHS.
4. Về quy định tại Điều 42 của BLTTHS
a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của BLTTHS thì người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu họ là người thân thích của một trong những người sau đây trong vụ án hình sự mà họ được phân công xét xử:
- Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự;
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;
- Bị can, bị cáo.
b. Người thân thích của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bị can, bị cáo là người có quan hệ sau đây với một trong những người này:
- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi;
- Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột;
- Là cụ nội, cụ ngoại của một trong những người trên đây; là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; là cháu ruột mà họ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
c. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 42 của BLTTHS thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế...) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm là anh em kết nghĩa của bị can, bị cáo; Thẩm phán là con rể của bị cáo; người bị hại là Thủ trưởng cơ quan, nơi vợ của Thẩm phán làm việc... mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế...
Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên toà xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Toà án là người thân thích với nhau.
5. Về quy định tại khoản 2 Điều 45 của BLTTHS
Khoản 2 Điều 45 của BLTTHS chỉ quy định: “trong trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên tại phiên toà thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà” mà không quy định cụ thể việc thay đổi như đối với Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 199 của BLTTHS thì quyết định việc thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch... phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và phải được lập thành văn bản. Tuy nhiên, khi quyết định việc thay đổi phải căn cứ vào quy định tưng ứng của BLTTHS về người tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng đó. Do đó, trong trường hợp tại phiên toà Kiểm sát viên từ chối tiến hành tố tụng hoặc có yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên, thì Hội đồng xét xử phải nghe Kiểm sát viên trình bày ý kiến của mình về các lý do từ chối tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên. Sau đó Hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận. Nếu xét thấy việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên là có đầy đủ căn cứ (trường hợp không có Kiểm sát viên dự khuyết), thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà và báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp. Việc thảo luận và quyết định hoãn phiên toà, thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thay đổi Kiểm sát viên phải được lập thành văn bản và công bố tại phiên toà. Văn bản thông báo phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp quyết định việc cử Kiểm sát viên khác thay thế. Trong văn bản thông báo cần ghi rõ là trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Hội đồng xét xử, đề nghị Viện kiểm sát cử Kiểm sát viên khác thay thế để Toà án mở lại phiên toà trong thời hạn luật định.
6. Về quy định tại Điều 46 của BLTTHS
a. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 của BLTTHS, nếu Thẩm phán, Hội thẩm trong cùng một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau thì phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi. Tuy nhiên, khi có hai người thân thích với nhau, thì chỉ có một người phải từ chối hoặc bị thay đổi. Việc thay đổi ai trước khi mở phiên toà do Chánh án Toà án quyết định, tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định.
Việc xác định Thẩm phán, Hội thẩm trong cùng một Hội đồng xét xử là người thân thích với nhau được thực hiện tưng tự theo hướng dẫn tại điểm b mục 4 Phần I của Nghị quyết này.
b. “Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm... trong vụ án đó” (điểm cả khoản 1 Điều 46 của BLTTHS) là đã tham gia giải quyết vụ án và đã ra bản án sơ thẩm hoặc bản án phúc thẩm hoặc quyết định đình chỉ vụ án. Nếu Thẩm phán, Hội thẩm được phân công tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm nhưng chỉ tham gia ra các quyết định: trảhồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án, huỷ quyết định đình chỉ vụ án, hoãn phiên toà, thì vẫn được tiếp tục giải quyết vụ án.
7. Về quy định tại khoản 3 Điều 51 của BLTTHS
Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 của BLTTHS thì “trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 của Bộ luật này thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà”. BLTTHS không quy định cụ thể người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà vào lúc nào. Tuy nhiên, việc người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà phải thực hiện theo đúng quy định chung của BLTTHS về phiên toà sơ thẩm; do đó, việc người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà được thực hiện theo trình tự phát biểu khi tranh luận tại phiên toà quy định tại Điều 217 của BLTTHS.
8. Việc thay đổi người tiến hành tố tụng là Chánh án, Phó Chánh án Toà án
Khi Chánh án, Phó Chánh án Toà án tiến hành tố tụng với tư cách là Thẩm phán (là chủ toạ phiên toà hoặc thành viên Hội đồng xét xử) có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quy định tại Điều 39 của BLTTHS thì sẽ phải từ chối hoặc bị thay đổi theo quy định tại Điều 42 và Điều 46 của BLTTHS.
9. Về quy định tại các điều 79, 80 và 88 của BLTTHS
Theo tinh thần quy định tại các điều 79, 80 và 88 và các quy định khác của BLTTHS về tạm giam, khi xét thấy để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bản đảm thi hành án, thì Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định (lệnh) tạm giam hoặc ra quyết định (lệnh) bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Để bản đảm thống nhất về hình thức và nội dung của văn bản cần ghi đúng theo mẫu được ban hành theo Nghị quyết này và phân biệt như sau:
a. Đối với trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam mà việc tiếp tục tạm giam bị can, bị cáo là do Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao quyết định thì hình thức văn bản là Lệnh tạm giam; nếu việc tiếp tục tạm giam bị cáo là do Hội đồng xét xử quyết định thì hình thức văn bản là quyết định tạm giam;
b. Đối với trường hợp bị can, bị cáo không bị tạm giam (đang được tại ngoại) mà việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam là do Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao quyết định thì hình thức văn bản là Lệnh bắt và tạm giam; nếu việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam là do Hội đồng xét xử quyết định thì hình thức văn bản là quyết định bắt và tạm giam.
II. Về việc bản đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo
1. Về quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 của BLTTHS
Để thi hành đúng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 của BLTTHS và bản đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, thì sau khi thụ lý vụ án hình sự cần phải kiểm tra xem xét trong các giai đoạn tố tụng trước đó bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ đã có nhờ người bào chữa hay chưa mà thực hiện như sau:
a. Trường hợp trong các giai đoạn tố tụng trước đó, bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ chưa nhờ người bào chữa, nay mới nhờ người bào chữa hoặc tuy đã có nhờ người bào chữa, nhưng nay nhờ người bào chữa khác thì cần phải xem xét người được nhờ bào chữa đó có quan hệ thân thích với người nào đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án hay không. Nếu có quan hệ thân thích với người nào đó đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án thì căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 56 của BLTTHS từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho người được nhờ bào chữa đó. Việc từ chối cấp giấy chứng nhận phải được làm thành văn bản, trong đó cần nêu rõ lý do của việc từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa.
b. Trường hợp trong các giai đoạn tố tụng trước đó, bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ đã có nhờ người bào chữa và nay vẫn tiếp tục nhờ người đó bào chữa thì cần phải xem xét người đó có quan hệ thân thích với người nào (Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án) được phân công tiến hành tố tụng trong vụ án hay không. Nếu có quan hệ thân thích với người nào đó được phân công tiến hành tố tụng trong vụ án, thì cần phân công người khác không có quan hệ thân thích với người được nhờ bào chữa thay thế tiến hành tố tụng và cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho người được nhờ bào chữa đó.
2. Về quy định tại khoản 1 Điều 57 của BLTTHS
Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 của BLTTHS thì người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo được lựa chọn người bào chữa cho bị can, bị cáo. Để thi hành đúng quy định này cần phân biệt như sau:
a. Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên , người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, thì họ và người đại diện hợp pháp của họ đều có quyền được lựa chọn người bào chữa;
b. Đối với bị can, bị cáo là người từ đủ mười tám tuổi trở lên, không có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, thì chỉ có họ mới có quyền lựa chọn người bào chữa; do đó, trong trường hợp người thân thích của họ hoặc người khác lựa chọn (nhờ) người bào chữa cho họ, thì cần phân biệt như sau:
b.1. Nếu việc lựa chọn (nhờ) người bào chữa đã có sự đồng ý (hoặc sự uỷ quyền) của bị can, bị cáo thì Toà án xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa;
b.2. Nếu việc lựa chọn (nhờ) người bào chữa chưa có sự đồng ý (hoặc không có sự uỷ quyền) của bị can, bị cáo thì Toà án yêu cầu người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người khác thực hiện việc lựa chọn người bào chữa phải hỏi ý kiến của bị can, bị cáo. Toà án cũng có thể thông báo cho bị can, bị cáo đang bị tạm giam biết việc người thân thích của họ hoặc người khác đã lựa chọn (nhờ) người bào chữa cho họ và hỏi họ có đồng ý hay không. Nếu họ đồng ý thì Toà án xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để người bào chữa thực hiện việc bào chữa.
3. Về quy định tại khoản 2 Điều 57 của BLTTHS
a. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của BLTTHS khi bị can, bị cáo là người chưa thành niên , nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình; do đó, trường hợp khi phạm tội, người phạm tội là người chưa thành niên , nhưng khi khởi tố, truy tố, xét xử họ đã đủ mười tám tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của BLTTHS.
b. Trường hợp bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa và theo yêu cầu của Toà án, Văn phòng luật sư đã cử người bào chữa cho họ hoặc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận đã cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho thành viên của tổ chức mình, thì Toà án phải thông báo cho bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người chưa thành niên , người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất biết. Việc thông báo có thể bằng văn bản riêng, có thể được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử.
c. Trước khi mở phiên toà, bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ có yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa thì người có yêu cầu phải làm văn bản trong đó cần ghi rõ lý do yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Trường hợp họ trực tiếp đến Toà án yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa thì phải lập biên bản ghi rõ lý do của yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa và người có yêu cầu phải ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản. Văn bản về yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa phải được lưu vào hồ sơ vụ án. Về yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa được giải quyết như sau:
c.1. Trường hợp yêu cầu thay đổi người bào chữa, thì Thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà căn cứ vào khoản 2 và khoản 3 Điều 56 của BLTTHS, hướng dẫn tại mục 1 Phần II của Nghị quyết này để xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận. Nếu không chấp nhận thì phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết trong đó cần nêu rõ căn cứ của việc không chấp nhận. Nếu chấp nhận thì yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người khác bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân khác bào chữa cho thành viên của tổ chức mình.
c.2. Trường hợp yêu cầu từ chối người bào chữa, thì vẫn tiến hành triệu tập người bào chữa đã được cử tham gia phiên toà theo thủ tục chung. Nếu tại phiên toà họ vẫn tiếp tục có yêu cầu từ chối người bào chữa thì Hội đồng xét xử xem xét, giải quyết theo hướng dẫn tại điểm d mục 3 Phần II của Nghị quyết này.
d. Tại phiên toà, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ có yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa thì phải ghi vào biên bản phiên toà. Về yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa được giải quyết như sau:
d.1. Trường hợp yêu cầu thay đổi người bào chữa, thì Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án. Căn cứ vào khoản 2 và khoản 3 Điều 56 của BLTTHS, hướng dẫn tại mục 1 Phần II của Nghị quyết này để xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận. Nếu không chấp nhận thì thông báo cho người yêu cầu biết và nói rõ căn cứ của việc không chấp nhận. Nếu chấp nhận thì phải hoãn phiên toà và Thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà thay mặt Hội đồng xét xử yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người khác bào chữa cho bị cáo hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân khác bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Quyết định của Hội đồng xét xử về chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu thay đổi người bào chữa không phải lập thành văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên toà.
d.2. Trường hợp yêu cầu từ chối người bào chữa (kể cả trường hợp đã có yêu cầu từ chối người bào chữa trước khi mở phiên toà), thì Hội đồng xét xử cần phải giải thích cho họ biết người bào chữa sẽ giúp bị cáo về mặt pháp lý nhằm bản vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị cáo và chi phí cho người bào chữa do Toà án thanh toán.
Trong trường hợp bị cáo là người chưa thành niên , người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà cả bị cáo và người đại diện hợp pháp của bị cáo vẫn giữ nguyên ý kiến từ chối người bào chữa thì cần phải ghi vào biên bản phiên toà và tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chung mà không có sự tham gia của người bào chữa đã được cử. Nếu chỉ có bị cáo từ chối người bào chữa, còn người đại diện hợp pháp của bị cáo không từ chối người bào chữa hoặc chỉ có người đại diện hợp pháp của bị cáo từ chối người bào chữa, còn bị cáo không từ chối người bào chữa, thì tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chung, có sự tham gia của người bào chữa đã được cử.
III. Về một số mẫu văn bản tố tụng
Ban hành kèm theo Nghị quyết này các mẫu văn bản tố tụng sau đây:
1. Các mẫu văn bản tố tụng dùng cho Toà án cấp sơ thẩm
a. Lệnh tạm giam (mẫu số 01a: dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Toà án để áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam).
b. Lệnh tạm giam (mẫu số 01b: dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Toà án để áp dụng biện pháp tạm giam cho đến khi kết thúc phiên toà sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam).
c. Lệnh bắt và tạm giam (mẫu số 01c: dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Toà án để áp dụng biện pháp bắt và tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với bị can, bị cáo đang được tại ngoại).
d. Quyết định tạm giam (mẫu số 01d: dùng cho Hội đồng xét xử sơ thẩm để áp dụng biện pháp tạm giam khi kết thúc phiên toà đối với bị cáo đang bị tạm giam).
đ. Quyết định bắt và tạm giam (mẫu số 01đ: dùng cho Hội đồng xét xử sơ thẩm để áp dụng biện pháp tạm giam khi kết thúc phiên toà đối với bị cáo đang được tại ngoại).
2. Các mẫu văn bản tố tụng dùng cho Toà án cấp phúc thẩm
a. Lệnh tạm giam (mẫu số 02a: dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Toà án hoặc Chánh toà, Phó Chánh toà Toà phúc thẩm TANDTC để áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam).
b. Lệnh tạm giam (mẫu số 02b: dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Toà án hoặc Chánh toà, Phó Chánh toà Toà phúc thẩm TANDTC để áp dụng biện pháp tạm giam cho đến khi kết thúc phiên toà đối với bị cáo đang bị tạm giam).
c. Lệnh bắt và tạm giam (mẫu số 02c: dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Toà án hoặc Chánh toà, Phó Chánh toà Toà phúc thẩm TANDTC để áp dụng biện pháp bắt và tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đối với bị cáo đang được tại ngoại).
d. Quyết định tạm giam (mẫu số 02d: dùng cho Hội đồng xét xử phúc thẩm để áp dụng biện pháp tạm giam khi kết thúc phiên toà đối với bị cáo đang bị tạm giam).
đ. Quyết định bắt và tạm giam (mẫu số 02đ: dùng cho Hội đồng xét xử phúc thẩm để áp dụng biện pháp tạm giam khi kết thúc phiên toà đối với bị cáo đang được tại ngoại).
3. Các mẫu văn bản tố tụng dùng chung cho Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm
a. Giấy chứng nhận người bào chữa (mẫu số 03a).
b. Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận người bào chữa (mẫu số 03b).
IV. Hiệu lực thi hành của Nghị quyết
Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thông qua ngày 02 tháng 10 năm 2004 và có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Nơi nhận: TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
-
Uỷ ban thường vụ Quốc hội; để giám sát TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
- Uỷ ban pháp luật của Quốc hội; CHÁNH ÁN
-
Ban Nội chính TW; để báo cáo
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ 2 bản (để đăng Công báo); NGUYỄN VĂN HIỆN
-
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; để phối hợp
-
Bộ Tư pháp;
- Các TAND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; để
- Các TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; thực
- Các Thẩm phán và các đơn vị TANDTC; hiện
|