TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

 
Số: 01/2005/QĐ-TANDTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP - TỰ DO -  HẠNH PHÚC

 

 Hà Nội, ngày  27  tháng  4  năm 2005

 

 

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA CHÁNH ÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Về Quy chế làm việc của Tổ Thẩm phán

phụ trách tiến hành thủ tục phá sản

 

 

Căn cứ vào Luật tổ chức Toà án nhân dân;

Căn cứ vào Luật phá sản;

 

QUYẾT ĐỊNH

 

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định nguyên tắc và chế độ làm việc của Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản (sau đây viết tắt là Tổ Thẩm phán), trừ Tổ Thẩm phán do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp chỉ định để xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lư tài sản, quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

 

Điều 2. Nguyên tắc làm việc của Tổ Thẩm phán

1. Tổ Thẩm phán do một Thẩm phán được giao làm Tổ trưởng phụ trách.

2. Mỗi thành viên của Tổ Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật phá sản, của Quy chế này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ḿnh.

3. Tổ Thẩm phán phải giải quyết tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề sau đây:

a. Kiến nghị Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để xem xét việc khởi tố về h́nh sự (khoản 3 Điều 8 của Luật phá sản);

b. Quyết định chuyển việc giải quyết phá sản cho Toà án có thẩm quyền (khoản 1 Điều 26 của Luật phá sản);

c. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (Điều 28 của Luật phá sản);

d. Xác định giá trị của nghĩa vụ không phải là tiền (Điều 38 của Luật phá sản);

đ. Giải quyết tranh chấp về tài sản thuê hoặc mượn khi doanh nghiệp, hợp tác xă bị áp dụng thủ tục thanh lư (Điều 40 của Luật phá sản);

e. Giải quyết yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu (Điều 44 của Luật phá sản);

g. Quyết định đ́nh chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực (Điều 45 của Luật phá sản);

h. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 55 của Luật phá sản);

i. Giải quyết vụ án bị đ́nh chỉ trong thủ tục phá sản (Điều 58 của Luật phá sản);

k. Quyết định mở thủ tục thanh lư tài sản (Điều 78, Điều 79, Điều 80 của Luật phá sản);

l. Quyết định đ́nh chỉ thủ tục thanh lư tài sản khi doanh nghiệp, hợp tác xă không c̣n tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản hoặc khi phương án phân chia tài sản đă được thực hiện xong (Điều 85 của Luật phá sản);

m. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xă bị phá sản (Điều 86 và Điều 87 của Luật phá sản);

n. Quyết định về các vấn đề khác trong quá tŕnh tiến hành thủ tục phá sản theo đề nghị của thành viên Tổ Thẩm phán.

 

Điều 3. Phân công nhiệm vụ trong Tổ Thẩm phán

Ngay sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, Tổ trưởng Tổ Thẩm phán phải tổ chức họp Tổ Thẩm phán để phân công nhiệm vụ cho từng Thẩm phán như sau:

1. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán điều hành và phụ trách chung toàn bộ hoạt động của Tổ Thẩm phán, triệu tập và chủ tŕ các Hội nghị chủ nợ. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán chịu trách nhiệm và báo cáo trước Chánh án về hoạt động của Tổ Thẩm phán.

2. Một Thẩm phán được giao nhiệm vụ thu thập tài liệu, chứng cứ để lập hồ sơ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản.

3. Một Thẩm phán được giao nhiệm vụ giám sát, kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xă trong quá tŕnh tiến hành thủ tục phá sản; giám sát việc thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xă và trả lương cho người lao động trong quá tŕnh tiến hành thủ tục phá sản.

 

Điều 4. Hoạt động của Tổ Thẩm phán khi có một thành viên vắng mặt

Trong trường hợp có một Thẩm phán vắng mặt, th́ hai Thẩm phán c̣n lại vẫn có thể thoả luận và quyết định các vấn đề quy định tại khoản 3 Điều 2 của Quy chế này, nhương quyết định chỉ có giá trị khi c hai Thẩm phán đều thống nhất ư kiến với nhau.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 426-QĐ ngày 1-7-1994 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao về Quy chế làm việc của Tập thể Thẩm phán phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

 

 

nơi nhận:

CHÁNH ÁN

- Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

- Uỷ ban pháp luật của Quốc hội;

 

- Ban Nội chính TW;

- Văn pḥng Chủ tịch nước;

- Văn pḥng Chính phủ 2 bản (để đăng Công báo);

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Bộ Tư pháp;

- Các TAND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Các TAND huyện, quận, thị xă, thành phố thuộc tỉnh;

- Các Thẩm phán và các đơn vị TANDTC;- Lưu VP, Viện KHXX (TANDTC).

Nguyễn Văn Hiện