4.1.1.1. Thẩm quyền theo lãnh thổ
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
- Toà án nơi có nhà ở thuộc đối tượng của hợp đồng mua bán nhà ở là Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (Điều 35 BLTTDS).
- Trong trường hợp đối tượng mua bán trong hợp đồng là nhiều nhà ở ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các nhà ở giải quyết (Điều 36 BLTTDS ).
- Còn có thể áp dụng Điều 36 BLTTDS trong trường hợp đối tượng tranh chấp có cả nhà ở và cả các bất động sản khác thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Toà án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
4.1.1.2. Thẩm quyền theo cấp toà án
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
- Với các Toà án nhân dân cấp huyện đã được tăng thẩm quyền theo quy định của BLTTDS thì không có thẩm quyền giải quyết (thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh) khi có một trong các trường hợp sau (khoản 3 Điều 33 ):
- có đương sự ở nước ngoài; - tài sản tranh chấp ở nước ngoài; - phải uỷ thác tư pháp ra nước ngoài.
- Với các Toà án nhân dân cấp huyện chưa được tăng thẩm quyền thì ngoài các trường hợp nêu trên, sẽ không có thẩm quyền giải quyết (thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh) khi có thêm trường hợp có đưong sự là người nước ngoài.
- Cần lưu ý là đương sự bao gồm cả những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Ví dụ: môt trong các thừa kế đối với ngôi nhà mang bán đang ở nước ngoài là đủ để xác định thẩm quyền giải quyết sơ thẩm vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh.
|