- Trước 01-7-1991
- Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20-8-1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01-7-1991 (có hiệu lực thi hành từ 01-01-1999). - Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC ngày 25-01-1999 của Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10. - Công văn số 56/1999/KHXX ngày 17-6-1999 của Toà án nhân dân tối cao.
- Từ 01-7-1991 đến 01-7-1996
- Pháp lệnh về Nhà ở. - Pháp lệnh hợp đồng Dân sự. - Quyết định số 297/CT ngày 02-10-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc giải quyết một số vấn đề về nhà ở.
- Từ 01-7-1996
- Bộ luật Dân sự; - Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao .
- Áp dụng các quy định pháp luật riêng (chuyên ngành) khác trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở
- Cùng với những quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nhà ở, Thẩm phán cần phải áp dụng những quy định khác có liên quan. Các quy định pháp luật liên quan ấy thường là những quy định liên quan đến xác định tư cách chủ thể của hợp đồng, liên quan đến quy định về sở hữu chung; phổ biến nhất là những quy định của pháp luật về thừa kế, pháp luật về Hôn nhân và gia đình. - Khi áp dụng các quy định pháp luật có liên quan, nguyên tắc chung vẫn là áp dụng pháp luật ở thời điểm giao dịch (giao kết hợp đồng mua bán). Tuy vậy, có trường hợp phải áp dụng pháp luật ở thời điểm nhà ở được tạo lập hoặc chuyển dịch sở hữu để xác định chủ sở hữu hợp pháp của nhà ở. Ví dụ: Văn bản tự chia nhà ở của vợ chồng ở thời điểm 1995 không có giá trị pháp luật (không phù hợp Luật Hôn nhân và gia đình 1986) nhưng văn bản tự chia nhà ở của vợ chồng vào năm 2001 là hợp pháp (phù hợp Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000) và bên được chia hoàn toàn được tự mình bán phần nhà ở đó.
|