AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 6.1. Xác định thẩm quyền giải quyết của Toà án

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
6.1. Xác định thẩm quyền giải quyết của Toà án


Khi nhận được đơn khởi kiện, Thẩm phán phải xác định đơn đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án hay không; có thuộc thẩm quyền của Toà kinh tế hay không (nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh),


Văn bản quy phạm pháp luật
  • BLTTDS (Điều 29)
  • Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (trong mục này viết tắt là Nghị Quyết số 01/2005) (Mục I)
  • Bộ luật dân sự 1995 và 2006
  • Luật thương mại (1998 )
  • Nghị định 109/2004/CP-NĐ ngày 2-4-2004 về đăng ký kinh doanh
  • Luật thương mại (2006)

  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

    • Khi thụ lý đơn và hồ sơ khởi kiện, Toà án cấp sơ thẩm phải xác định vụ tranh chấp đó có phải là tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 BLTTDS hay không để phân công cho Toà kinh tế giải quyết (nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh).
    • Chú ý: Toà kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 BLTTDS; các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận.
    • Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử trong mọi trường hợp, nếu sau đó phát hiện vụ án không thuộc thẩm quyền của Toà kinh tế thì sẽ xử lý theo hướng dẫn tại mục I NQ số 03/2005.
    • Trong quá trình chuẩn bị xét xử, Thẩm phán phải xem xét xác định vụ án thuộc loại án cụ thể nào trong số những loại án được quy định tại Điều 29 BLTTDS để áp dụng đúng luật chuyên ngành điều chỉnh loại quan hệ pháp luật đó