AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 7.1. Những đòi hỏi chung về áp dụng pháp luật

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
7.1. Những đòi hỏi chung về áp dụng pháp luật


  • Cũng như việc bảo vệ các quyền dân sự khác, Tòa án phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để xác định quyền hợp pháp về sở hữu trí tuệ của một chủ thể cụ thể, trên cơ sở đó mới xác định được có sự vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không.
  • Hệ thống pháp luật để xác định quyền sở hữu trí tuệ có đặc điểm mà Thẩm phán phải chú ý là ngoài các quy định tại Bộ luật Dân sự là các quy định quản lý chuyên ngành (các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về từng lĩnh vực), Luật Sở hữu Trí tuệ, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Cần đặc biệt lưu ý các điều ước quốc tế là một nguồn luật quan trọng về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ do đặc điểm tham gia mạnh mẽ vào giao lưu quốc tế của loại đối tượng quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
  • Công nghệ là đối tượng mà bản thân nó đã là đối tượng của sở hữu trí tuệ hoặc mang tính chất là tài sản trí tuệ. Vì vậy, pháp luật về chuyển giao công nghệ cũng thuộc lĩnh vực được quy định đi liền với sở hữu trí tuệ.
  • Bộ luật Dân sự 1995 quy định về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ tại "Phần thứ sáu" với 3 chương, từ Điều 745 đến Điều 825. Ngoài ra, còn có các điều về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ có yếu tố nước ngoài (các điều 836, 837, 838 BLDS). Đã có nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành "Phần thứ sáu" của Bộ luật Dân sự 1995.
  • Bộ luật Dân sự 2005 quy định về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ cũng tại "Phần thứ sáu" gồm 3 chương, từ Điều 736 đến Điều 757. Các quy định tại Bộ luật Dân sự 2005 có nhiều thay đổi so với Bộ luật Dân sự 1995 và mức độ quy định cụ thể cũng ít hơn (quy định cụ thể tại Luật Sở hữu Trí tuệ).
  • Bộ luật Dân sự 2005 đã thay thế Bộ luật Dân sự 1995 từ 01-01-2006 nhưng Thẩm phán cần lưu ý là vẫn phải áp dụng những quy định của BLDS 1995 để xác định tính hợp pháp hay không hợp pháp của các giao dịch xác lập trong thời kỳ BLDS 1995 có hiệu lực; vẫn có thể tiếp tục vận dụng những hướng dẫn của các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện BLDS 1995 nếu những hướng dẫn này không trái với quy định mới tại BLDS 2005.
  • Việc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tụê và chuyển giao công nghệ tại Tòa án còn rất ít. Các văn bản pháp luật quy định về lĩnh vực này cũng rải rác về thời gian, đa dạng về hình thức và cơ quan ban hành. Áp dụng pháp luật về lĩnh vực này chưa phải là hoạt động thường xuyên của Thẩm phán. Vì vậy, cần phải có một danh mục các văn bản pháp luật về lĩnh vực này để tiện việc tra cứu, tìm hiểu; các điều ước quốc tế được Việt Nam gia nhập cũng phải được cập nhật thường xuyên (có thể cùng một nội dung nhưng được ký kết với mỗi nước ở thời gian khác nhau nên có hiệu lực với mỗi nước khác nhau).