AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 7.5. Những vấn đề cần chú ý khi giải quyết vụ án về chuyển giao công nghệ

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
7.5. Những vấn đề cần chú ý khi giải quyết vụ án về chuyển giao công nghệ


Văn bản quy phạm pháp luật
  • BLDS 2005 (Điều 754)
  • BLDS 2005 (Điều 757)

  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

    • Chuyển giao công nghệ là chuyển giao một đối tượng, một tài sản đặc biệt, trong đó có các đối tượng sở hữu công nghiệp, kèm theo còn có thể là máy móc thiết bị, các dịch vụ kỹ thuật, đào tạo nhân viên kỹ thuật, cung cấp thông tin về công nghệ chuyển giao. Chuyển giao công nghệ cũng chính là chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và các yếu tố liên quan kèm theo đảm bảo cho quyền sở hữu công nghiệp ấy là một công nghệ mới.
    • Hợp đồng chuyển giao công nghệ cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng nói chung. Ngoài ra, hợp đồng chuyển giao công nghệ  còn có những đặc điểm riêng:
      - Hợp đồng chuyển giao công nghệ đều phải được đăng ký ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, điều kiện về hình thức của hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có khác với những hợp đồng thông thường khác;
      - Hợp đồng chuyển giao công nghệ là hợp đồng có thời hạn (theo Điều 810 BLDS 1995 thì thời hạn là không quá 7 năm kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực) và có thể kéo dài thời hạn (theo Điều 810 là không quá 10 năm);
      - Nội dung của hợp đồng chuyển giao công nghệ còn bao gồm cả những thỏa thuận về: phạm vi, mức độ giữ bí mật công nghệ; cam kết về đào tạo liên quan đến công nghệ được chuyển giao; nghĩa vụ về hợp tác và thông tin của các bên...
    • Tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể là với bên thứ ba. Trong trường hợp đó, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp phải tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được chuyển quyền.
    • Một đặc điểm đáng lưu ý là bên được chuyển giao công nghệ có quyền phát triển công nghệ được chuyển giao mà không phải thông báo cho bên chuyển giao công nghệ biết.
    • Với mỗi loại quyền sở hữu công nghiệp được chuyển giao lại có những quy định riêng. Do vậy, Thẩm phán cần chú ý đến những quy định cụ thể cho từng loại hợp đồng cụ thể.