Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
- Theo quy định tại Điều 33 Pháp lệnh TTGQCVAHC thì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được tiến hành ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình giải quyết vụ án.
- Về nguyên tắc chung, chỉ ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ lợi ích cấp thiết của đương sự, bảo đảm việc thi hành án khi đương sự có đơn yêu cầu và xem xét có đủ căn cứ pháp luật. Tòa án tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của Viện Kiểm sát có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhưng phải chịu trách nhiệm về quyết định đó (trường hợp này chỉ trong trường hợp hết sức cấp thiết và có đầy đủ căn cứ pháp luật).
- Chỉ được ra quyết định áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 34 Pháp lệnh TTGQCVAHC.
- Cần lưu ý là trong quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải ghi rõ thời hạn có hiệu lực của quyết định, nhưng không được quá thời hạn giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Đây là một sự khác biệt với tố tụng dân sự.
- Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đồng thời cùng với việc nộp đơn khởi kiện có nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thì cần căn cứ vào quy định của Bộ luật tố tụng dân sự để xem xét quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này.
|