Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
- Kiểm tra đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có gửi đúng đến toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 Luật phá sản.
- Xác định những người có quyền và nghĩa vụ gửi đơn quy định tại các điều 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Luật phá sản.
- Khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, TAND nơi nhận đơn phân công một Thẩm phán xem xét việc thụ lý hay không thụ lý đơn và Thẩm phán này sẽ trực tiếp phụ trách tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã này.
- Xác định thành phần tiến hành thủ tục phá sản
- Toà án nhân dân cấp huyện chỉ phân công một Thẩm phán; - Toà án nhân dân cấp tỉnh có thể phân công một hoặc ba Thẩm phán.
- Khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án TAND cấp huyện hoặc Chánh toà Toà kinh tế TAND cấp tỉnh phân công một Thẩm phán xem xét việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, xem xét đề xuất phân công một hoặc ba Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản.
- Những trường hợp phải có ba Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản được hướng dẫn tại mục 4 Phần I Nghị quyết 03/2005.
- Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, Thẩm phán hoặc Tổ trưởng Tổ Thẩm phán có thể báo cáo Chánh án toà án nhân dân cấp huyện hoặc Chánh toà Toà kinh tế TAND cấp tỉnh thay đổi (bổ sung hoặc rút bớt) thành phần tiến hành thủ tục phá sản.
|