AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 6. Xác định phạm vi áp dụng Luật phá sản.

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
6. Xác định phạm vi áp dụng Luật phá sản.


Văn bản quy phạm pháp luật
  • Luật Phá sản (Điều 2 và Điều 4)
  • Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28-04-2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản 2005 (sau đây viết tắt là NQ số 03/2005) (mục 1 Phần I)
  • Nghị định số 189/CP ngày 23-12-1994 của Chính phủ(Điều 4)

  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

    Thẩm phán phải xác định doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản có thuộc phạm vi áp dụng Luật phá sản 2005 hay không.

    • Cho đến khi có hướng dẫn mới của Chính phủ về phạm vi áp dụng Luật phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu tạm thời áp dụng quy định tại Điều 4 Nghị định số 189/CP ngày 23-12-1994 của Chính phủ.
    • Khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã có khả năng thuộc loại đó, Thẩm phán cần có văn bản hoặc trao đổi trực tiếp với cơ quan chủ quản, cơ quan cấp trên của doanh nghiệp, hợp tác xã đó trước khi quyết định có thụ lý hay không thụ lý đơn.