[Home]
[Databases]
[WorldLII]
[Search]
[Feedback]
[Help]
The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online |
[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]
3.1.4. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm |
||||
Công việc chính và kỹ năng thực hiện: - Phiên tòa giám đốc thẩm có Chủ tọa phiên tòa, Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa, Thành viên Hội đồng xét xử theo quy định tại khoản 3 Điều 54 BLTTDS; - Tất cả các phiên tòa giám đốc thẩm đều phải có sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Những người tham gia tố tụng có thể được triệu tập tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, nếu xét thấy cần thiết; - Tham gia phiên tòa giám đốc thẩm còn có những "người khác" được Tòa án triệu tập. "Người khác" có thể là người không phải là đương sự trong vụ án nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc xét nội dung kháng nghị. Bộ phận giúp việc cho người kháng nghị thường được triệu tập vì kháng nghị trở thành một đối tượng xem xét của Hội đồng giám đốc thẩm, các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho kháng nghị cần được giải trình khi Hội đồng xét xử xét thấy cần thiết. - Khai mạc và giới thiệu những nội dung đã được chuẩn bị trước khi mở phiên tòa (khoản 1 Điều 295 BLTTDS) bao gồm: Chủ tọa khai mạc phiên tòa; một thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm trình bày Bản thuyết trình về vụ án; đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến về quyết định kháng nghị; - Trường hợp có người tham gia tố tụng hoặc người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa thì họ được trình bày ý kiến; đại diện Viện kiểm sát trình bày ý kiến về quyết định kháng nghị; - Các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm thảo luận về vụ án (khoản 3 Điều 295 BLTTDS). Kết thúc giai đoạn này là ý kiến của đại diện Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án; - Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án (khoản 4 Điều 295 BLTTDS). + Khi biểu quyết phải được quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban Thẩm phán hoặc Hội đồng Thẩm phán (không phải là số thành viên có mặt) biểu quyết tán thành; + Trình tự biểu quyết là tán thành, không tán thành với kháng nghị và ý kiến khác. Nếu không có trường hợp nào đạt được biểu quyết có hiệu lực thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hoãn phiên tòa phải tiến hành xét xử lại với sự tham gia của đầy đủ các thành viên; + Đối với Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có ba Thẩm phán thì biểu quyết theo đa số |
||||