AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 3.2.2. Kháng nghị tái thẩm

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
3.2.2. Kháng nghị tái thẩm


Văn bản quy phạm pháp luật
  • BLTTDS (Điều 305)
  • BLTTDS (Điều 308)

  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

    • Người có quyền kháng nghị tái thẩm được quy định như người có quyền kháng nghị giám đốc thẩm.
    • Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
      - Căn cứ để có thể kháng nghị tái thẩm được quy định tại Điều 305 BLTTDS. Đó đều là những tình tiết mới được phát hiện sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.                                                     
      - Đòi hỏi của quy định này là "Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó", tất nhiên là phải trừ chính những người tạo ra các tình tiết ấy. (Ví dụ: người tạo ra chứng cứ giả mạo thí chính họ phải biết về sự kiện giả mạo chứng cứ  ấy ngay từ khi tạo ra).
    • Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
      - Thời hạn là một năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ kháng nghị.
      - Những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trước ngày BLTTDS có hiệu lực thì áp dụng thời hạn kháng nghị tái thẩm theo quy định của các văn bản pháp luật tố tụng trước khi Bộ luật Tố tụng Dân sự có hiệu lực (trước 01-01-2005), cụ thể như sau:
      + Thời hạn kháng nghị tái thẩm đối với các vụ án dân sự và hôn nhân và gia đình là một năm, kể từ ngày phát hiện được những tình tiết mới quan trọng (cũng được hiểu là từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm biết được những tình tiết ấy). Việc kháng nghị theo hướng không gây thiệt hại cho bất cứ đương sự nào không bị hạn chế về thời gian.
      +  Thời hạn kháng nghị tái thẩm đối với các vụ án kinh doanh, thương mại (các vụ án kinh tế) là một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
      +  Thời hạn kháng nghị tái thẩm đối với các tranh chấp lao động là sáu tháng, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; nếu việc kháng nghị có lợi cho người lao động thì thời hạn đó là một năm.