AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 3.2.1. Các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
3.2.1. Các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ


Văn bản quy phạm pháp luật
  • Pháp lệnh TTGQCVAHC (Điều 5)
  • Pháp lệnh TTGQCVAHC (Điều 24)
  • Pháp lệnh TTGQCVAHC (Điều 38)
  • Nghị quyết số 03/2003/NQ-HĐTP ngày 18/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 03/2003)

  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

            Việc xác minh, thu thập chứng cứ được thực hiện bằng các biện pháp quy định tại Khoản 2 Điều 38 Pháp lệnh TTGQCVAHC, cụ thể là:

    • Yêu cầu các đương sự cung cấp, bổ sung chứng cứ hoặc trình bày về những vấn đề cần thiết. Các tài liệu, chứng cứ các đương sự phải nộp cho Tòa án gồm:
      - Người khởi kiện “có nghĩa vụ cung cấp bản sao quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc, bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có), cung cấp các chứng cứ khác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh TTGQCVAHC);
      - Người bị kiện có nghĩa vụ cung cấp cho Toà án hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài liệu trong hồ sơ giải quyết việc hành chính, hồ sơ xét kỷ luật mà căn cứ vào đó để ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc có hành vi hành chính (Khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh TTGQCVAHC);
      - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Khoản 3 Điều 5 Pháp lệnh TTGQCVAHC);
      - Nếu xét thấy các tài liệu, chứng cứ các đương sự nộp cho Tòa án chưa đầy đủ hoặc chưa rõ ràng thì cần yêu cầu đương sự cung cấp, bổ sung chứng cứ hoặc trình bày về những vấn đề chưa rõ, những vấn đề cần thiết khác cho việc giải quyết vụ án. Việc yêu cầu cần được thể hiện bằng văn bản và ghi rõ những yêu cầu cụ thể.
    • Yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp bằng chứng có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án (Khoản 5 Điều 5 Pháp lệnh TTGQCVAHC). Việc yêu cầu này cần được làm bằng văn bản dưới hình thức: “Quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ”. Quyết định này cần có các nội dung chính sau đây:
      - Ngày, tháng, năm ra quyết định và tên Tòa án ra quyết định;
      - Tên, địa chỉ của người yêu cầu cung cấp chứng cứ (nếu có);
      - Lý do của việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ;
      - Chứng cứ cụ thể cần được cung cấp cho Tòa án;
      - Thời hạn thực hiện việc cung cấp chứng cứ.
    • Yêu cầu người làm chứng trình bày về những vấn đề cần thiết (Điều 24 Pháp lệnh TTGQCVAHC). Cần chú ý:
      - Việc lấy lời khai của người làm chứng có thể được tiến hành tại trụ sở Tòa án hoặc ngoài trụ sở Tòa án và do Thẩm phán thực hiện. Thư ký Tòa án chỉ có thể giúp Thẩm phán ghi lời khai của đương sự  vào biên bản;
      - Về nguyên tắc cần yêu cầu người làm chứng viết bản trình bày về những vấn đề họ biết có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án. Chỉ trong trường hợp họ không thể tự viết được mới ghi biên bản lấy lời khai.
    • Xác minh tại chỗ
      - Để xác minh tại chỗ cần ra quyết định xác minh tại chỗ. Quyết định này cần có các nội dung chính sau đây:
      + Ngày, tháng, năm ra quyết định và tên Tòa án trong quyết định;
      + Đối tượng và những vấn đề cần xem xét tại chỗ;
      + Thời gian, địa điểm tiến hành xem xét tại chỗ.
      - Quyết định này cần phải được gửi cho Ủy ban Nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét tại chỗ và đề nghị cử đại diện tham gia việc xem xét tại chỗ. Quyết định này cũng cần được giao hoặc gửi cho đương sự để họ biết và chứng kiến việc xem xét tại chỗ (không bắt buộc họ phải có mặt).
    • Trưng cầu giám định và tiến hành một số biện pháp cần thiết khác
      - Việc trưng cầu giám định cần được làm thành văn bản dưới hình thức: “Quyết định trưng cầu giám định”. Quyết định này cần có các nội dung chính sau đây:
      + Ngày, tháng, năm ra quyết định và tên Tòa án ra quyết định;
      + Tên, địa chỉ của tổ chức giám định nếu Tòa án trưng cầu tổ chức giám định hoặc họ, tên, địa chỉ của người giám định việc được trưng cầu giám định nếu Tòa án trưng cầu người đó tiến hành giám định;
      + Nguồn gốc và đặc điểm của đối tượng giám định;
      + Tên các tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo;
      + Những vấn đề cần giám định;
      + Các yêu cầu cụ thể cần có kết luận giám định;
      + Thời hạn trả kết luận giám định.
      - Quyết định này cần được gửi cho các đương sự, tổ chức giám định, giám định viên.