Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
- Thẩm phán đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Thẩm phán khi nghỉ hưu (khoản 1 Điều 29 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân).
- Thẩm phán có thể được miễn nhiệm chức danh Thẩm phán do sức khoẻ, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao (khoản 2 Điều 29 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân).
- Thẩm phán đương nhiên bị mất chức danh Thẩm phán khi bị kết tội bằng bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật (khoản 1 Điều 30 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân).
- Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, Thẩm phán có thể bị cách chức chức danh Thẩm phán khi thuộc một trong các trường hợp sau đây (Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân):
- Vi phạm trong công tác xét xử, giải quyết những việc thuộc thẩm quyền của Toà án; - Vi phạm quy định tại Điều 15 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân; - Bị kỷ luật bằng hình thức cách chức chức vụ quản lý đang đảm nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; - Vi phạm về phẩm chất, đạo đức; - Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Cần thực hiện đúng việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán, cách chức chức danh Thẩm phán (Phần IV Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN ngày 01-4-2003 của Toà án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân).
|