AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 2.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Thẩm phán

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
2.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Thẩm phán


Văn bản quy phạm pháp luật
  • Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân năm 2002 (các điều 9, 10, 11, 12, 15, 16)

  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện :

    • Thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án theo sự phân công của Chánh án Toà án nơi mình công tác hoặc Toà án nơi mình được biệt phái đến làm nhiệm vụ có thời hạn (Điều 11 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân).
    • Thẩm phán có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành những quyết định có liên quan đến việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác theo quy định của pháp luật (Điều 12 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân).
    • Thẩm phán được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xét xử (Điều 9 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân).
    • Thẩm phán không được làm những việc sau đây:
      - Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm;
      - Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật;
      - Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án;
      - Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;
      - Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định (Điều 15 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân).
    • Thẩm phán phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do pháp luật tố tụng quy định (Điều 16 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân).
    • Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thẩm phán, Hội thẩm có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm tạo điều kiện để Thẩm phán, Hội thẩm làm nhiệm vụ.
    • Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở Thẩm phán, Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ (khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân).