Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
- Về nguyên tắc chung cần phải nghiên cứu toàn diện hồ sơ vụ án cả về thủ tục tố tụng và nội dung sự việc. Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, nếu xét thấy không cần thiết xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án, thì chỉ lập kế hoạch xét hỏi đối với nội dung kháng cáo, kháng nghị.
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án
Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án có thể được thay đổi linh hoạt phụ thuộc vào từng vụ án và kỹ năng của mỗi Thẩm phán. Thông thường được tiến hành như sau: - Nghiên cứu kháng cáo, kháng nghị để xác định chủ thể kháng cáo, đối tượng kháng cáo; - Nghiên cứu bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị; - Nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc xem xét kháng cáo, kháng nghị; - Xét thấy có cần thiết xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án, quyết định sơ thẩm không? - Cần ghi chép những chứng cứ chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị (cần ghi số bút lục để dễ tìm kiếm khi cần thiết); - Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 207 và Điều 247 BLTTHS cần có kế hoạch xét hỏi cụ thể hợp lý.
- Nếu trong quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm, người kháng cáo và Viện kiểm sát kháng nghị rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm. Quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm phải làm đúng theo mẫu số 02a (ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2005).
|