Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
- GĐT là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án (Điều 272 BLTTHS). Cần chú bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bao gồm :
- Bản án, quyết định và những phần bản của bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị (Điều 240 BLTTHS); - Toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị nhưng người kháng cáo và Viện kiểm sát kháng nghị rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị và Toà án cấp phúc thẩm (Thẩm phán trước khi mở phiên toà, Hội đồng xét xử tại phiên toà) ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, thì bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm (khoản 2 Điều 238 BLTTHS; hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 7.2 mục 7 Phần I Nghị quyết số 05/2005); - Trong trường hợp người kháng cáo rút một phần trong kháng cáo của mình hoặc có nhiều người kháng cáo, nhưng có người rút kháng cáo, có người không rút kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị trong kháng nghị của mình, nếu Toà án cấp phúc thẩm không xem xét các phần có kháng cáo, kháng nghị đã bị rút; thì những phần của bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị (hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 7.2 mục 7 Phần I Nghị quyết số 05/2005); - Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (khoản 3 Điều 248 BLTTHS); - Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định (Điều 288 và Điều 299 BLTTHS).
- Vi phạm pháp luật nghiêm trọng là các căn cứ để kháng nghị theo thủ tục GĐT bao gồm các trường hợp được quy định tại Điều 273 BLTTHS. Nói chung chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền nhưng chỉ có thể coi là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục GĐT khi và chỉ khi vi phạm đó làm cho việc xét xử vụ án không toàn diện, không bảo đảm khách quan, theo đúng quy định của pháp luật. Thực tiễn giám đốc thẩm cho thấy:
- Điều tra xét hỏi tại phiên toà phiến diện, có nghĩa là việc điều tra xét hỏi chỉ thiên về một mặt, một khía cạnh, không điều tra xét hỏi đầy đủ các mặt, các khía cạnh của vấn đề đó (ví dụ: điều tra xét hỏi các mặt, các khía cạnh chỉ thiên về buộc tội mà không điều tra xét hỏi các mặt, các khía cạnh gỡ tội); - Điều tra xét hỏi tại phiên toà không đầy đủ có nghĩa là điều tra xét hỏi bỏ sót một hoặc một số tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án hoặc không điều tra xét hỏi đối với người tham gia tố tụng (ví dụ: không hỏi người bị hại); - Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án tức là trong phần xét thấy, trong phần quyết định của bản án hoặc quyết định của bản án hoặc quyết định không có những vấn đề không phù hợp với những tình tiết khách quan đã thu thập được trong hồ sơ vụ án và đã được xem xét tại phiên toà hoặc những tình tiết khách quan đã được làm rõ tại phiên toà qua xét hỏi, tranh luận; - Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử là trường hợp BLTTHS quy định bắt buộc phải tiến hành hoặc tiến hành theo thủ tục tố tụng đó, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng bỏ qua hoặc không thực hiện đúng xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan toàn diện (hướng dẫn tại tiểu mục 4.4 mục 4 Phần I Nghị quyết số 04/2004); - Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS là việc áp dụng sai điểm, khoản, điều luật của BLHS dẫn đến xét xử bị cáo về tội nặng hơn hoặc tội nhẹ hơn, về khoản nặng hơn hoặc nhẹ hơn không đúng với nguyên tắc xử lý vụ án. Cũng coi như sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS nếu áp dụng đúng điểm, khoản, điều luật của BLHS nhưng xử quá nhẹ hoặc xử quá nặng; buộc bồi thường không đúng....
|