Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó (Điều 290 BLTTHS).
Nếu thủ tục giám đốc thẩm là xử lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị trong trường hợp với bản chất của sự việc, với tài liệu có trong hồ sơ vụ án và kết quả tranh tụng tại phiên toà thì bản án, quyết định đó của Toà án đã có những sai lầm nghiêm trọng; còn thủ tục tái thẩm phải có tình tiết mới được phát hiện và Toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định. Tình tiết mới đó có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định.
Việc xác định bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được thực hiện như tại tiểu mục 3.1.1 mục 1.1 Phần 3 này.
Những tình tiết mới được phát hiện dùng làm căn cứ để kháng nghị tái thẩm bao gồm các trường hợp được quy định tại Điều 291 BLTTHS.
|