Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
- Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu buộc bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc yêu cầu hủy hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu hợp đồng không quy định thì không thể hủy hợp đồng vì trong hợp đồng mua bán nhà ở không có quy định của pháp luật về trường hợp đương nhiên hủy hợp đồng khi một bên có vi phạm.
- Yêu cầu tiếp tục hợp đồng bao gồm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
- Đối với trường hợp mua bán nhà ở xác lập trước 1-7-1991 thì theo Nghị quyết 58/1998 tiền phải trả phải tính theo thời giá (trả đủ theo tỷ lệ % tiền chưa trả theo giá nhà ở thời điểm trả tiền – cũng là thời điểm xét xử sơ thẩm). - Đối với các trường hợp khác (sau 1-7-1991) chưa có quy định trả theo thời giá nhưng áp dụng triệt để các quy định về bồi thường thiệt hại thì cũng bao gồm chênh lệch về giá nhà. - Và trong mọi trường hợp có việc phải tiếp tục trả tiền nhà còn thiếu đều phải xác định giá nhà ở thời điểm có vi phạm và thời điểm giải quyết tranh chấp.
- Cần chú ý là không nhầm lẫn giữa hợp đồng có hiệu lực với hợp đồng đã được hoàn thành (đã thi hành xong) hay việc làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu (sang tên, trước bạ). Việc đăng ký trước bạ là một hành vi thực hiện hợp đồng chứ không phải hành vi giao kết hợp đồng, không phải là căn cứ để công nhận hay hủy hợp đồng (chỉ riêng việc mua bán nhà ở trước 1-7-1991 thì thủ tục chuyển quyền sở hữu đã được hoàn tất là điều kiện để công nhận hợp đồng).
|