AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 1.3.2. Thủ tục bắt đầu phiên toà

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
1.3.2. Thủ tục bắt đầu phiên toà


Văn bản quy phạm pháp luật
  • BLTTHS (Điều 42)
  • BLTTHS (Các điều 45, 46, 47)
  • BLTTHS (Các điều 60 , 61)
  • BLTTHS (Các điều 198, 199, 201, 202, 203 và 204)
  • Nghị quyết số 03/NQ- HĐTP ngày 2-10-2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC (trong mục này viết tắt là Nghị quyết số 03/2004 (các mục 3,4,5,6 và 8 Phần I)
  • Nghị quyết số 04/2004/NQ–HĐTP ngày 05-11-2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC (trong mục này viết tắt là Nghị quyết số 04/2004) (các tiểu mục 1.1 và 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 mục 1 Phần III)

  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

    • Trước khi bắt đầu phiên toà yêu cầu Thư ký Toà án phổ biến nội quy phiên toà, những biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên toà quy định tại Điều 198 BLTTHS; kiểm tra những người được triệu tập tham gia phiên toà và nếu có người vắng mặt cần làm rõ lý do để báo cáo với Hội đồng xét xử.
    • Sau khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án, Thẩm phán- Chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Khi Thẩm phán-  Chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử cần yêu cầu mọi người đứng dậy như khi tuyên án.
    • Sau khi đọc xong quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà đề nghị Thư ký Toà án báo cáo danh sách những người được triệu tập đã có mặt; nếu có người vắng mặt đề nghị báo cáo lý do của sự vắng mặt.
    • Kiểm tra căn cước của những người được triệu tập đến phiên toà đã có mặt theo quy định tại Điều 201 BLTTHS và hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1 và 1.2 mục 1 Phần III Nghị quyết số 04/2004.
    • Giải thích cho những người được triệu tập đến phiên toà biết quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định tại các điều 201, 203 và 204 BLTTHS và hướng dẫn tại các tiểu mục 1.3, 1.4 và 1.5 mục 1 Phần III Nghị quyết số 04/2004.
    • Hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có đề nghị thay đổi ai trong những người tiến hành tố tụng, người giám định; người phiên dịch hay không. Khi có người yêu cầu thay đổi ai trong số những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch thì căn cứ vào điều luật tương ứng quy định tại các điều 42, 45, 46, 47, 60, 61 và 202 BLTTHS và hướng dẫn tương ứng tại các mục 3,4,5,6 và 8 Phần I Nghị quyết số 03/2004 để xem xét và quyết định.
    • Cần chú ý: quyết định về việc thay đổi người tiến hành tố tụng (thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án), người giám định, người phiên dịch phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và phải được lập thành văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 199 BLTTHS và hướng dẫn tại mục 3 Phần II Nghị quyết số 04/2004.
    • Giải quyết những yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên toà khi có người vắng mặt.
    • Cần phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng xem ai có yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng và tài liệu ra xem xét hay không; nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt thì hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiên toà hay không theo quy định tại Điều 205 BLTTHS. Tuỳ thuộc vào yêu cầu cụ thể mà căn cứ vào điều luật tương ứng của BLTTHS để xem xét và quyết định. Căn cứ vào quy định tại Điều 199 BLTTHS và hướng dẫn tại mục 3 Nghị quyết số 04/2004 thì việc quyết định về các vấn đề này được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án, không phải lập thành văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên toà.
    • Xem xét để quyết định có cần thiết việc áp dụng những biện pháp để cho những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan; quyết định việc cách ly bị cáo với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng theo quy định tại khoản 2 Điều 204 BLTTHS.
    • Xem xét có căn cứ tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án đối với bị cáo nào hay không. Quyết định về việc tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và phải làm đúng theo mẫu số 05b và mẫu số 05c (ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2004).