Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
- Khái niệm di sản thừa kế là tài sản (khoản 1 Điều 637 BLDS 1995) và cả quyền sử dụng đất (khoản 2 Điều 637 BLDS 1995, Điều 634 BLDS 2005).
- Khái niệm về tài sản bao gồm: “ vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản” (Điều 172 BLDS 1995, Điều163 BLDS 2005).
- Quy định về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi 1 người chết trước để xác định xem di sản của người đó:
- Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959: “chia như quy định ở Điều 29” tức là như khi ly hôn (Điều 16); - Theo Luật Hôn nhân và gia đình 1986: “chia đôi” (Điều 17); - Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000: “ngang nhau “ (Điều 28); - Quy định về di sản là quyền sử dụng đất (Điều 738,739 BLDS 1995; NQ số 02/2004); - Đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 1987, 1993, 2003; - Có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 kể từ 01/7/2004 quyền sử dụng đất cũng là di sản không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế (hồi tố); - Loại đất chưa có các giấy tờ nêu ở trên nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác, cây lâu năm gắn liền với đất đó thì đất vẫn được coi là di sản (được tính giá trị và phân chia như loại đất có giấy tờ nêu trên) khi UBND cấp có thẩm quyền xác định việc sử dụng đất là hợp pháp hoặc có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất (điểm a, b tiểu mục 1.3, mục 1, phần II NQ 02/2004 NQ-HĐTP).
- Tài sản được Nhà nước cấp cho người có công với cách mạng sau khi họ đã chết cũng là di sản để chia cho các thừa kế của họ. Trường hợp cấp cho thân nhân của người có công với cách mạng thì không phải là di sản của người có công với cách mạng (Phần III NQ số 02/2004/NQ-HĐTP).
|