AsianLII [Home] [Databases] [WorldLII] [Search] [Feedback] [Help]

The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online

You are here:  AsianLII >> Databases >> The Supreme People's Court of Vietnam: Benchbook Online >> 3.3 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân

[Table] [Database Search] [Name Search] [Previous Part] [Previous Section] [Next Section] [Next Part] [English] [Help]


 
3.3 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân


Văn bản quy phạm pháp luật
  • Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân năm 2002 (các điều 32, 33)
  • Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân năm 2002 (Điều 35)
  • Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân năm 2002 (các điều 39,40)

  • Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

    • Hội thẩm làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án Toà án nơi mình được bầu hoặc cử làm Hội thẩm (Điều 32 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân).
    • Hội thẩm được bồi dưỡng về nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của Toà án (Điều 33 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân).
    • Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do pháp luật tố tụng quy định (Điều 35 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân).
    • Khi được Chánh án Toà án phân công làm nhiệm vụ xét xử thì Hội thẩm có nghĩa vụ tham gia mà không được từ chối, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
    • Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội thẩm nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khoá mới bầu được Hội thẩm nhân dân mới (khoản 1 Điều 39 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND).
    • Cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân có người được bầu hoặc cử làm Hội thẩm Toà án nhân dân có trách nhiệm tạo điều kiện để Hội thẩm làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án thì cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân có Hội thẩm đó không được điều động, phân công Hội thẩm làm việc khác, trừ trường hợp đặc biệt (Điều 40 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân).